Đất sét là một trong những loại khoáng chất xuất hiện ở khắp mọi nơi trên bề mặt trái đất. Chúng thường được biết đến với những ứng dụng trong xây dựng, kiến trúc, nhưng ít ai biết đất sét còn là phương thuốc tự nhiên được sử dụng phổ biến từ thời cổ đại.

Đặc tính độc đáo của đất sét: khả năng hấp phụ và bao phủ

Từ thời cổ đại, dựa trên các đặc tính vật lý và hóa học như độ dẻo, khả năng hấp phụ và bao phủ, đất sét đã được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực nhà ở, công nghiệp, bảo vệ sức khỏe động vật và con người.

Đặc biệt, trong lĩnh vực y khoa, khả năng hấp phụ của đất sét được cho thấy có khả năng chữa các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa, cố định mầm bệnh, chất độc và khí hơi, làm giảm axit dư thừa trong dạ dày. Trong lĩnh vực da liễu, cơ chế này giúp hấp phụ các dịch tiết, bã nhờn, tăng khả năng kháng khuẩn cho da.

Bên cạnh đó, tính bao phủ của đất sét cũng được ứng dụng trong y khoa nhằm bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột, đồng thời có khả năng cách ly các vết thương ngoài da.

Ứng dụng đất sét trong y học hiện đại: da liễu, xương khớp

Trải qua một hành trình được nghiên cứu và phát triển cùng lịch sử y học nhân loại, ứng dụng của đất sét đã được mở rộng cho rất nhiều lĩnh vực của y tế

Trong điều trị da liễu và chăm sóc da, ứng dụng thường thấy nhất của đất sét là dùng làm mặt nạ, kem dưỡng và tắm bùn. Hoạt chất kaolin (cao lanh) trong các loại đất sét chứa nhiều khoáng chất có lợi cho da. Hoạt chất này tăng cường khả năng kháng viêm, thúc đẩy quá trình phát triển tế bào, cân bằng sự điều tiết bã nhờn, hỗ trợ hiệu quả cho việc trị mụn. Một số bệnh da liễu như chàm, lở loét, hăm... cũng được khuyến khích sử dụng các dược mỹ phẩm cho thành phần từ đất sét để hỗ trợ điều trị.

Liệu pháp bùn nóng cũng mang lại nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ các bệnh lý cơ xương khớp như đau lưng, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp. Vì có tính có hút nước, bùn khoáng sẽ hút dịch gây viêm ở các khớp xương, làm dịu cơn đau nhanh chóng.

Ứng dụng nổi bật trong các bệnh liên quan đến tiêu hóa

Ứng dụng nổi bật nhất của đất sét trong y khoa là khả năng điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, đường ruột. Đất sét có chứa hoạt chất diosmectite, kaolin, DTO smectite có khả năng trung hòa và giảm độc tố của nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh đường ruột, hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em, tiêu chảy mạn tính ở người lớn và các hội chứng đau bụng liên quan đến rối loạn chức năng tiêu hóa. Đất sét có khả năng bắt các virus rota và virus corona đây là những nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy cấp ở trẻ em, làm giảm độ nặng đợt nhiễm. Năm 2014, ESPGHAN (Hiệp hội tiêu hóa, gan mật và dinh dưỡng Nhi Châu Âu) cũng đã có khuyến cáo về diosmectite trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đất sét ứng dụng trong chữa trị tiêu hóa sẽ được sử dụng qua đường uống. Vì thế, để đảm bảo an toàn trên hết, người bệnh phải lưu ý lựa chọn các sản phẩm có quá trình sản xuất tuân thủ các quy định nghiêm ngặt để đảm bảo sự tinh khiết từ việc lựa chọn nguồn quặng cho ra sản phẩm cuối cùng.

Đất sét, cũng như rất nhiều loại khoáng chất tự nhiên khác là món quà của tự nhiên dành tặng cho sức khỏe con người. Với sự phát triển tiến bộ của y học nhân loại, đất sét đã và đang được nghiên cứu để tiếp tục trở thành một trong những dược liệu phổ biến có thể sử dụng trong y tế thường thức, an toàn cho người sử dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Rautureau M, Caillere S, Hénin S. Les argiles. Éditions Septima, 2004.
2. Rautureau M, Liewig N, Gomes C, Katouzian-Safadi M. Argiles et santé. Propriétés et thérapies. Éditions Lavoisier, 2010.
3. Ghadiri M, Chrzanowsk W, Rohanizadeh R. Biomedical applications of cationic clay minerals. RSC Adv. 2015;5:29467–81.
6. García-Villén F., et al. Natural Inorganic Ingredients in Wound Healing. Curr Pharm Des. 2020 (in press). Doi: 10.2174/1381612826666200113162114.
7. Carretero I, Pozo M. Review Article Clay and non-clay minerals in the pharmaceutical and cosmetic industries Part II. Active ingredients. Applied clay science 2010;47(3-4):171-181.
8. Wilson MJ. Clay Mineralogical and Related Characteristics of Geophagic Materials. Journal of Chemical Ecology 2003;29:1525–1547.
9. Banenzoue C, Signing P, Mbey J-A, Njopwouo D. Antacid power and their enhancements in some edible clays consumed by geophagia in Cameroon. Journal of Chemical and Pharmaceutical Research 2014;6(10): 668-676.
10. Adib-Hajbaghery M, Mahmoudi M, Mashaiekhi M. Shampoo-Clay Heals Diaper Rash Faster Than Calendula Officinalis. Nurs Midwifery Stud. June 2014;3(2):e14180
11. Morer C, Roques CF, Françon A, et al. The role of mineral elements and other chemical compounds used in balneology: data from double-blind randomized clinical trials. Int J Biometeorol. 2017.
12. Mitchell NJ. Short-Term Safety and Efficacy of Calcium Montmorillonite Clay (UPSN) in Children. Am. J Trop Med Hyg 2014;91(4):777-785.
13. Awuor AO, et al. Evaluation of the efficacy, acceptability and palatability of calcium montmorillonite clay used to reduce aflatoxin B1 dietary exposure in a crossover study in Kenya. Food Addit Contam Part A Chem Anal Control Expo Risk Assess. 2017;34(1):93-102.
14. Clark KJ, Sarr AB, Grant PG, Phillips TD, Woode GN. In vitro studies on the use of clay, clay minerals and charcoal to adsorb bovine rotavirus and bovine coronavirus. Vet Microbiol 1998;63:137-46.
15. Ghadiri M, Chrzanowsk W, Rohanizadeh R. Biomedical applications of cationic clay minerals. RSC Adv 2015;5:29467-81.
16. Navetat H, Droy MT, Espinasse J, Parodi AL. Infection par le rotavirus chez le veau : effet protecteur de la smectite. Bull Acad Vét. De France 1987;60:55-61.
17. Buccigrossi V, et al. Mechanisms of antidiarrhoeal effects by diosmectite in human intestinal cells. Gut Pathog 2017;9:23.
18. Martirosian G, Rouyan G, Zalewski T, Meisel-Mikolajczyk. Dioctahedral Smectite Neutralization Activity of Clostridium difficile and Bacteroides fragilis Toxins in vitro. Acta Microbiologica Polonica 1998;47(2):177-83.
19. Weese JS, Cote NM, Gannes RVG. Evaluation of in vitro properties of di-tri-octahedral smectite on clostridial toxins and growth. Equine Vet J 2003;35(7):638-41.
20. Brouillard MY, Rateau JG. Pouvoir d’adsorption de deux argiles, la smectite et le kaolin sur les entérotoxines bactériennes. Gastroenterol Clin Biol 1989;13:18-24

Tìm hiểu thêm về Sét tại đây